Lịch sử phát triển ngành Hàng không dân dụng Việt Nam

0
2028

Lịch sử phát triển ngành Hàng không dân dụng Việt Nam

Tổ chức tiền thân của ngành hàng không dân dụng Việt Nam dùng để vận chuyển đạn dược, thuốc men, vũ khí, lương thực nhằm phục vụ cho mục đích quân sự, chiến đấu. Trong giai đoạn miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, ngành Hàng không gặp rất nhiều khó khăn do chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân do Mĩ gây ra. Mặc dù vậy, ngành Hàng không thời kì này đã có những sự thay đổi quan trọng như hình thành các phòng đối ngoại, vận chuyển, tài chính-thanh toán quốc tế, ban quản trị hành chính, thương vụ, quản lí bay, kế hoạch.

Đất nước thống nhất, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam ra đời, tiếp tục thực hiện song song hai nhiệm vụ kinh tế hàng không dân dụng và phục vụ quốc phòng. Hàng không dân dụng Việt Nam vừa làm kinh tế vừa góp phần đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Tây Nam và phía Bắc. Hàng không dân dụng Việt Nam từng bước chuyển từ cơ chế bao cấp sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới, tách khỏi cơ chế quốc phòng, phân định chức năng quản lý nhà nước và chức năng sản xuất kinh doanh

Thời kỳ phát toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động về hàng không dân dụng Việt Nam

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về hàng không

Ngày 26/12/1991, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ban hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ về hoạt động hàng không dân dụng đối với các tổ chức, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được phép hoạt động kinh doanh hàng không. Tại kỳ họp thứ 7, khóa IX, ngày 20/4/1995, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật HKDDVN đã ban hành ngày 26/12/1991. Nội dung sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hàng không dân dụng, quản lý bay, quản lý và khai thác cảng hàng không sân bay, công tác an ninh, an toàn hàng không. Ngày 22/6/2006, Luật HKDDVN sửa đổi đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/1/2007. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 8 đã thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2015.

2. Phát triển vận tải hàng không

Chính sách tự do hóa vận tải HK theo lộ trình đã phát huy hiệu quả, đảm bảo mở rộng thị trường cho các hãng HKVN, khuyến khích các hãng HK quốc tế bay vào Việt Nam, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường vận tải HK. Tổng thị trường vận chuyển hành khách năm 2014 đạt 33,15 triệu, tăng bình quân giai đoạn 2010-2014 là 12%/năm; hàng hoá đạt 741 nghìn tấn, tăng bình quân 12,8%/năm. Chính sách xã hội hoá vận tải HK đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Hiện nay cả 4 hãng HK của Việt Nam (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, VASCO, Vietjet Air) đều là hãng HK cổ phần, tư nhân hoặc liên doanh với nước ngoài; đang khai thác 56 đường bay quốc tế, 46 đường bay nội địa. Thị trường vận tải nội địa đã có sự cạnh tranh quyết liệt, có lợi cho người tiêu dùng. Đến hết tháng 5/2015, về vận chuyển hành khách, Vietnam Airlines chiếm 49,3%, VietJet Air chiếm 34,4%, Jetstar Pacific chiếm 14,5%, VASCO chiếm 1,8% thị phần nội địa. Tính đến tháng 12/2014 có 51 hãng HK nước ngoài khai thác 83 đường bay quốc tế đến Việt Nam. Các hãng HKVN chiếm 46,9% thị phần vận chuyển hành khách quốc tế và 11,7% thị phần vận chuyển hàng hóa quốc tế

3. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và cảng hàng không, sân bay

Giai đoạn 2001-2014 đã tiến hành xây dựng mới CHK Đồng Hới và CHKQT Phú Quốc; Cải tạo, nâng cấp các CHKQT: Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Chu Lai, Nội Bài và các CHK, SB nội địa: Côn Sơn, Rạch Giá, Liên Khương, Vinh, Thọ Xuân, Buôn Ma Thuột, Tuy Hòa. Trong đó hoàn thành đưa vào khai thác các công trình trọng điểm như: Nhà ga hành khách T1 CHKQT Nội Bài; Nhà ga hành khách quốc tế SB Tân Sơn Nhất; nhà ga hành khách CHKQT Cam Ranh; khu bay và nhà ga hành khách CHK Liên Khương; CHKQT Phú Quốc; CHK Đồng Hới; SB Thọ Xuân; khu bay và nhà ga hành khách CHKQT Cần Thơ; đường CHC 35R/17L và nhà ga hành khách quốc tế SB Đà Nẵng; đường CHC, sân đỗ và nhà ga hành khách CHKQT Phú Bài; nhà ga hành khách và mở rộng sân đậu tàu bay CHK Buôn Ma Thuột; khu HKDD Tuy Hòa; đường lăn, sân đỗ máy bay, nhà ga hành khách T2 và nhà khách VIP Nội Bài; ILS, AWOS và đèn hiệu hàng không Đồng Hới; đèn hiệu hàng không và ILS Thọ Xuân; đường CHC 25R/07L và nhà ga T1 Tân Sơn Nhất mở rộng; Sửa chữa đường CHC 1A Nội Bài. Tổng vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng cảng HK, SB 48.317 tỷ đồng, chiếm 38,5% trong tổng vốn đầu tư toàn ngành HK. Trong đó: nguồn vốn NSNN và TPCP là 6.154 tỷ đồng (13%); nguồn vốn doanh nghiệp của ACV là 19.391 tỷ đồng (40%); nguồn vốn ODA do ACV vay lại từ Chính phủ là 17.481 tỷ đồng (36%); nguồn vốn tư nhân là 5.291 tỷ đồng (11%).Nguồn vốn đầu tư từ NSNN chiếm tỷ trọng 13%, ngoài NSNN chiếm 87%; nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước chiếm 89%, ngoài Nhà nước chiếm 11%.

4. Phát triển quản lý điều hành bay

Hiện nay HKDD Việt Nam đang điều hành hai vùng thông báo bay (FIR Hồ Chí Minh và FIR Hà Nội) gồm toàn bộ vùng trời lãnh thổ Việt Nam và phần vùng trời trên biển quốc tế do ICAO giao Việt Nam quản lý rộng 1,2 triệu km2, với 03 khu vực kiểm soát tiếp cận, 21 khu vực kiểm soát tại sân bay trên phạm vi toàn quốc, 25 đường HK nội địa và 35 đường HK quốc tế trong đó có các đường bay với mật độ hoạt động bay lớn của khu vực và thế giới; hơn 320 hệ thống thiết bị; 04 hệ thống rada sơ cấp và 7 hệ thống rađa thứ cấp; 70 cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cùng 2 Trung tâm kiểm soát đường dài (ACC) Hà Nội và Hồ Chí Minh cùng các đài kiểm soát không lưu tại tất cả các cảng HK; 21 cơ sở khẩn nguy sân bay và 04 cơ sở hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn; đặc biệt là hệ thống Đài ADS-B (sắp tới bổ sung hệ thống VHF) trên Đảo Trường Sa lớn, Đảo Song Tử tây và Côn Đảo. Các cơ sở điều hành bay, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, đổi mới cơ bản theo công nghệ tiên tiến, hiện đại; cơ bản hoàn thành mạng thông tin VHF, mạng ra đa giám sát hệ thống, đài dẫn đường DVOR/DME trên toàn quốc. Chất lượng cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay ngày càng được nâng cao; công tác phối hợp, hiệp đồng với cơ quan quản lý bay quân sự được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ; xử lý kịp thời các tình huống, sự cố xảy ra, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.Trong 5 năm (từ năm 2010 đến năm 2014) điều hành an toàn 2.831.810 lần chuyến bay (trong đó có 1.732 chuyến bay chuyên cơ), tăng trưởng bình quân đạt 6,73%/năm. Năm 2014 sản lượng điều hành bay đạt 560 nghìn lần chuyến.

Hãy liên hệ với Wikivietnam sớm nhất để nhận được nhiều ưu đãi!

Sđt/Zalo/Whatsapp/Viber: 0934581618

Email: customer@indochinapost.com

>>>xem thêm: Lịch sử phát triển ngành Hàng không dân dụng Việt Nam

MSDS material safety data sheet

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here