Đảm bảo tốc độ, tiết kiệm chi phí, lại nâng cao trải nghiệm cho người dùng, không ít “ông lớn” thương mại điện tử xây dựng hệ thống logistics riêng.
Covid-19 đã đưa nhiều người tiếp cận hình thức mua sắm online thông qua các cú nhấp chuột hay một chạm. ASEAN là khu vực chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của thương mại điện tử so với mức trung bình của thế giới cũng như nhiều thị trường trưởng thành. Năm 2021, với quy mô 13 tỷ USD, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đứng thứ tư tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong dự báo của Google, Temasek và Bain & Co, cho rằng, chỉ cần 4 năm nữa, tức vào 2025, Việt Nam sẽ giữ ngôi vị “á vương” tại Đông Nam Á, với quy mô thị trường đạt 39 tỷ USD.
Quy mô thương mại điện tử tăng lên, các công ty dịch vụ hậu cần (logistics) ngành này cũng buộc phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu mới. Theo báo cáo “Logistics thương mại điện tử – Phân tích và quỹ đạo thị trường toàn cầu” của ResearchAndMarkets, thị trường toàn cầu cho logistics thương mại điện tử ước tính đạt 861,4 tỷ USD vào năm 2027, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 20,5% trong giai đoạn 2020-2027.
Tiềm năng thị trường logistics của thương mại điện tử
Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLBA) cho biết, ngành logistics tại Việt Nam chiếm tỷ trọng từ 20 đến 25% GDP tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ; và dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 12% mỗi năm trong tương lai gần. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử mang lại nhiều cơ hội hơn cho các công ty hậu cần để khai thác tiềm năng của thị trường.
McKinsey ước tính rằng, dịch vụ hậu cần theo hợp đồng hiện chỉ chiếm hơn 20% thị phần phân phối đơn hàng của thị trường bán lẻ và hàng tiêu dùng toàn thế giới. Phần còn lại của thị trường được chi phối bởi ba đối tượng tham gia: những gã “khổng lồ” thương mại điện tử, các công ty khởi nghiệp, hoặc dịch vụ hậu cần nội bộ của các thương hiệu.
Theo tạp chí Nghiên cứu Nâng cao Quốc tế (IJAR), để đảm bảo tốc độ và độ chính xác, đồng thời tiết kiệm chi phí, một số doanh nghiệp thương mại điện tử đã thành lập các công ty hậu cần của riêng mình. Lazada là một trong số ít doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển mạnh mạng lưới giao hàng riêng.
Đầu tư công nghệ logistics giúp tăng trải nghiệm mua sắm
Theo các chuyên gia, đầu tư vào logistics đồng nghĩa với đầu tư vào tương lai của thương mại điện tử, góp phần mang lại trải nghiệm mua sắm tối ưu cho người dùng, nhất là trong bối cảnh thương mại điện tử đang bùng nổ trên toàn thế giới. Do đó, ngoài đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thời gian vận chuyển cũng là yếu tố quan trọng góp phần định hình trải nghiệm mua sắm trực tuyến trên thương mại điện tử có hoàn thiện hay không.
Năm 2020, cuộc khảo sát do Retail Gazette thực hiện, ghi nhận 81% người tiêu dùng có trải nghiệm giao hàng không tốt, tăng gấp 5 lần so với năm trước; 1/3 người đổi sang mua sắm trên sàn thương mại điện tử khác sau sự cố giao hàng. Bằng cách cải thiện hệ thống logistics thời dịch, các sàn thương mại điện tử có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của việc trì hoãn giao nhận, đồng thời gia tăng uy tín và tỷ lệ giữ chân khách hàng.
Theo Giám đốc Logistics (CLO) Lazada Việt Nam, hệ thống logistics chính là điểm sáng của Lazada trên thị trường thương mại điện tử. Đây cũng là một trong những ưu tiên trong chiến lược phát triển của Lazada để đảm bảo khách hàng có những trải nghiệm mua sắm tối ưu nhất.
“Phép cộng khó nhất phải thực hiện cho bằng được khi vận chuyển đơn hàng đến tay khách hàng chính là: nhanh nhất + tốt nhất + rẻ nhất. Thông thường, đáp án của phép toán này chỉ có thể dựa trên 2 yếu tố. Ví dụ muốn nhanh, muốn rẻ thì không thể tốt và ngược lại. Nhưng với Logistics Lazada, chúng tôi nỗ lực để 3 yếu tố này song hành cùng nhau”, ông Thịnh cho biết.
Lazada xây dựng hệ thống giao vận tiên tiến và bền vững
Hiểu rõ vai trò của hệ thống logistics trên con đường phát triển thương mại điện tử và nhằm nâng cao trải nghiệm cho nhà bán hàng và người tiêu dùng, Lazada đẩy mạnh số hóa hoạt động giao vận. Ông James Dong – Tổng giám đốc Lazada Việt Nam và Thái Lan cho biết, điểm khác biệt lớn nhất trong chiến lược phát triển của Lazada so với các nền tảng thương mại điện tử khác chính là việc đầu tư bài bản vào cơ sở hạ tầng logistics.
Sau hơn 9 năm, Lazada đã xây dựng được một hệ thống logistics vững chắc của riêng mình, có khả năng tự vận chuyển hơn 80% lượng đơn hàng của Lazada trên thị trường. “Điều này cho phép chúng tôi chủ động trong việc rút ngắn quy trình và thời gian giao hàng để đáp ứng tối đa nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trong giai đoạn dịch bệnh cũng như bình thường mới”, ông James chia sẻ.
Cuối tháng 8/2021, nền tảng thương mại điện tử này công bố thay đổi nhận diện thương hiệu cho mảng dịch vụ giao nhận là Lazada Logistics, đồng thời, giới thiệu dịch vụ giao vận đa kênh (MCL).
MCL cung cấp giải pháp xử lý đơn hàng toàn diện giúp các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và các thương hiệu hoàn thiện khâu giao vận logistics trên tất cả các kênh thương mại điện tử một cách thông suốt. Đây là một trong những sáng kiến giúp khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong khâu giao vận của các doanh nghiệp, để tập trung vào bán hàng và tiếp thị cũng như mở rộng quy mô kinh doanh. Theo đó, dù người tiêu dùng đặt mua hàng trên Lazada hay bất cứ nền tảng thương mại điện tử nào, Lazada Logistics cũng sẽ tiếp nhận và giao tất cả các đơn hàng. Cùng với dịch vụ giao vận trong nước, Lazada cũng có thế mạnh xử lý các đơn hàng xuyên biên giới nhờ vào hệ thống đơn vị vận chuyển xuyên quốc gia.
Với những nỗ lực không ngừng để nâng cao dịch vụ giao vận, theo báo cáo số liệu và hành vi tiêu dùng quý III của Lazada Việt Nam, hoạt động giao hàng của nền tảng thương mại điện tử này diễn ra thông suốt, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh. Lazada Logistic đã đưa ra nhiều sáng kiến giúp quy trình giao hàng ổn định và nhanh chóng, đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách hàng, đặc biệt là khu vực TP HCM.
Cụ thể, đơn vị này đã linh động mở thêm 5 trung tâm phân loại hàng hóa tại nhiều quận huyện khác nhau, từ đó có thể linh hoạt để điều phối hàng hóa. Công nghệ AI cũng được áp dụng vào khâu giao hàng nhằm cung cấp cho người giao hàng đoạn đường giao vận ngắn nhất, từ đó gia tăng tối đa hiệu suất giao hàng. Trong lễ hội mua sắm 11.11, nền tảng thương mại điện tử này cũng ghi nhận đơn hàng giao nhanh nhất chỉ trong vòng 30 phút.
Nếu thương mại điện tử là ngành công nghiệp của tương lai, thì logistics chính là “xương sống” giúp ngành phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Bối cảnh đại dịch đã chứng minh chỉ khi doanh nghiệp làm chủ được “xương sống” này thì chuỗi cung ứng và công tác giao vận mới không gãy đổ và doanh nghiệp nhanh chóng nhận được sự công nhận của người tiêu dùng. Đồng thời, điều này cũng mở ra tiềm năng phát triển không ngừng của thị trường e-logistics tương lai.
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, sự vươn…
Giới thiệu Ahamove AhaMove là dịch vụ giúp hơn 50.000 chủ shop, chủ doanh nghiệp ship…
Quy trình vận chuyển hàng hoá đường hàng không sang cộng hòa Liên Bang Đức…
Bạn thắc mắc không biết vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thủ tục…
Vận chuyển hàng không chuyên tuyến đi Đức (Germany) uy tín, giá rẻ Cước vận…
ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ LOGISTICS XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TP HỒ CHÍ MINH Trung tâm…